Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Debrecen

Quân đội Liên Xô và Romania

Binh lực

Phương diện quân Ukraina 2 do Nguyên soái R. Ya. Malinovsky làm tư lệnh và thượng tướng M. V. Zakharov làm tham mưu trưởng. Biên chế của phương diện quân đầu tháng 10 năm 1944 gồm có:

  • Tập đoàn quân cận vệ 7 do thượng tướng M. S. Shumilov chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 24 gồm các sư đoàn cận vệ 72, 81 và Sư đoàn 6
      • Quân đoàn cận vệ 25 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 6, Sư đoàn bộ binh cận vệ 36 và Sư đoàn 53
      • Sư đoàn bộ binh 227 (trực thuộc tập đoàn quân)
    • Pháo binh:
      • Pháo nòng dài: Lữ đoàn cận vệ 41
      • Pháo chống tăng: Các trung đoàn cận vệ 114 và 115
      • Súng cối: Các trung đoàn 263, 290 và 493.
      • Pháo phòng không: Sư đoàn 5 gồm các trung đoàn 670, 743, 1119 và 1181.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe bọc thép 38
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 60
    • Đặc biệt: Tiểu đoàn súng phun lửa số 6.
  • Tập đoàn quân 40 do trung tướng Filip Feodosyevich Zhmachenko chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 50 gồm Sư đoàn cận vệ 42 và Sư đoàn 240.
      • Quân đoàn 51 gồm các sư đoàn 38, 133, 232.
      • Các khung sư đoàn 54, 159 (trực thuộc tập đoàn quân)
    • Pháo binh:
      • Lữ đoàn pháo nòng dài 153
      • Pháo chống tăng: Trung đoàn 680
      • Súng cối: Trung đoàn cận vệ 10
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe bọc thép 34.
    • Công binh: Lữ dàn hỗn hợp số 4
    • Đặc biệt: Các tiểu đoàn súng phun lửa 21 và 176.
  • Tập đoàn quân 53 do thượng tướng Ivan Mefodievich Managarov chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 27 gồm các sư đoàn 297 và 409
      • Quân đoàn 49 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 1, Sư đoàn cận vệ 110 và Sư đoàn 375
      • Quân đoàn 57 gồm các sư đoàn 203, 228 và 243.
    • Pháo binh:
      • Hỗn hợp: Sư đoàn pháo binh cận vệ 5 gồm Lữ đoàn pháo hạng nặng 71, Lữ đoàn pháo nòng dài cận vệ 17, các lữ đoàn lựu pháo 47 và 95, Lữ đoàn Katyusha cận vệ 18, Lữ đoàn súng cối 27.
      • Lựu pháo: Lữ đoàn 152.
      • Pháo chống tăng: các lữ đoàn 11 và 31, trung đoàn 1316
      • Súng cối: Trung đoàn 461
      • Pháo phòng không: Sư đoàn 27 gồm các trung đoàn 1354, 1358, 1364 và 1370.
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn xe tăng 18 gồm các Lữ đoàn xe tăng 110, 170 và 181; Lữ đoàn cơ giới 32; Trung đoàn pháo tự hành chống tăng cận vệ 363; Trung đoàn pháo tự hành 1438: Tiểu đoàn mô tô trinh sát 78; Trung đoàn lựu pháo 452; Trung đoàn pháo chống tăng 1000; Trung đoàn súng cối 292; Trung đoàn phòng không 1694
    • Công binh: Lữ đoàn kỹ thuật 54.
  • Tập đoàn quân 46 do trung tướng Ivan Timofeyevich Shlemin chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 10 gồm các sư đoàn cận vệ 49, 59, 86 và 109.
      • Quân đoàn cận vệ 31 gồm các sư đoàn cận vệ 4, 34 và 40
      • Quân đoàn 37 gồm các sư đoàn 108 (cận vệ) và 320
    • Pháo binh:
      • Hỗn hợp: Sư đoàn 7 gồm Lữ đoàn pháo hạng nặng 11, Lữ đoàn pháo nòng dài 17, Lữ đoàn lựu pháo 45, Lữ đoàn Katyusha 105 và Lữ đoàn súng cối cận vệ 3
      • Pháo nòng dài: Lữ đoàn 45
      • Lựu pháo: Trung đoàn cận vệ 92
      • Pháo chống tăng: Trung đoàn 437
      • Súng cối: Trung đoàn 462
      • Pháo phòng không: Sư đoàn 38 gồm các trung đoàn 1401, 1405, 1409 và 1712.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 51.
  • Tập đoàn quân 27 do thượng tướng Sergey Grigorysvich Trofimenko chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 35 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 3, Sư đoàn cận vệ 93, các sư đoàn 180 và 202.
      • Quân đoàn 33 gồm các sư đoàn 78 và 337
      • Quân đoàn 104 gồm các Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 4, các sư đoàn 163, 206
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn hỗn hợp 11 gồm Lữ đoàn pháo hạng nặng 31, Lữ đoàn pháo nòng dài 45 và Lữ đoàn lựu pháo 40
      • Sư đoàn hỗn hợp 16 gồm Lữ đoàn pháo hạng nặng 49, Lữ đoàn pháo nòng dài 61, các lữ đoàn lựu pháo 52, 90, Lữ đoàn Katyusha 109, Lữ đoàn súng cối 14
      • Pháo nòng dài: Lữ đoàn 27
      • Pháo chống tăng: Lữ đoàn 30, Trung đoàn cận vệ 315.
      • Súng cối: Các trung đoàn 480, 492
      • Pháo phòng không: Sư đoàn 9 (các trung đoàn 974, 993), các trung đoàn 249, 459.
    • Thiết giáp:
      • Xe tăng: Lữ đoàn cận vệ 27, Tiểu đoàn 25 (độc lập)
      • Pháo tự hành: Các trung đoàn 697, 1458.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 43
    • Đặc biệt: Các đại đội súng phun lửa 3, 27
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 do thượng tướng xe tăng A. G. Kravchenko chỉ huy. Thành phần gồm có:
      • Quân đoàn cơ giới cận vệ 9 gồm các Lữ đoàn cơ giới cận vệ 30, 31; Lữ đoàn cơ giới 45; Lữ đoàn xe tăng 233; Trung đoàn pháo tự hành 745, Tiểu đoàn moto 64; Trung đoàn súng cối 458; Tiểu đoàn xe bọc thép cận vệ 35 và Trung đoàn phòng không cận vệ 388.
      • Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 gồm các lữ đoàn xe tăng cận vệ 20, 21, 22; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 6. Trung đoàn pháo cống tăng tự hành cận vệ 375; Trung đoàn pháo tự hành 1462, Trung đoàn pháo chống tăng 1667; Tiểu đoàn moto cận vệ 15. Trung đoàn súng cối 454; Tiểu đoàn xe bọc thép 127; Trung đoàn phòng không 1696.
      • Các đơn vị trực thuộc: Lữ đoàn pháo tự hành 6, Trung đoàn xe tăng độc lập 49, Trung đoàn pháo chống tăng tự hành 346, Trung đoàn cơ giới cận vệ 4, Trung đoàn pháo chống tăng 301, Lữ đoàn công binh kỹ thuật 22.
  • Cụm kỵ binh cơ giới hóa Pliyev do thượng tướng I. A. Pliyev chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4, trong biên chế có
      • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 9, 10 và Sư đoàn kỵ binh 30
      • Thiết giáp, cơ giới của quân đoàn: Trung đoàn pháo tự hành 1815, Tiểu đoàn xe tăng cận vệ 4, Trung đoàn moto cận vệ 12
      • Pháo binh của quân đoàn: Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 152, Trung đoàn súng cối cận vệ 68, các trung đoàn phòng không 2, 55.
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6, trong biên chế có:
      • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 8, 13 và Sư đoàn kỵ binh 8.
      • Thiết giáp, cơ giới của quân đoàn: Trung đoàn pháo tự hành 1813, Tiểu đoàn xe tăng cận vệ 6, Trung đoàn moto cận vệ 11.
      • Pháo binh của quân đoàn: Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 142, Trung đoàn súng cối cận vệ 47, Trung đoàn phòng không 1732.
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 gồm các lữ đoàn cơ giới 16, 63, 64; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 41; các trung đoàn pháo tự hành 1289, 1440; Tiểu đoàn moto 94; Trung đoàn pháo chống tăng 109; Trung đoàn súng cối 614; Trung đoàn phòng không 1713.
  • Cụm kỵ binh cơ giới hóa Goshkov do trung tướng S. I. Gorshkov chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5, trong biên chế có:
      • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 11, 12 và Sư đoàn kỵ binh 63.
      • Thiết giáp, cơ giới của quân đoàn: Trung đoàn pháo tự hành 1896, Tiểu đoàn xe tăng cận vệ 5, Trung đoàn moto cận vệ 9.
      • Pháo binh của quân đoàn: Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 150, Trung đoàn súng cối cận vệ 72, Trung đoàn phòng không 585.
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 4, 5, 6; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 37; Trung đoàn xe tăng cận vệ 30; các trung đoàn pháo tự hành 251 (cận vệ), 1509; Tiểu đoàn moto 99; các trung đoàn súng cối 408 (cận vệ), 524; Trung đoàn phòng không 159.
  • Tập đoàn quân không quân 5 do thượng tướng Sergey Kondratievich Goryunov chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Quân đoàn cường kích 2 gồm Sư đoàn cận vệ 7 và Sư đoàn 231.
    • Quân đoàn cường kích 5 gồm Sư đoàn cận vệ 4 và các sư đoàn 264, 331.
    • Quân đoàn tiêm kích cận vệ 3 gồm các sư đoàn cận vệ 13, 14
    • Các đơn vị trực thuộc tập đoàn quân:
      • Các sư đoàn ném bom 218 và 312
      • Sư đoàn cường kích cận vệ 10
      • Các sư đoàn tiêm kích 6 (cận vệ) và 279
      • Trung đoàn vận tải 95
      • Trung đoàn trinh sát 511
      • Trung đoàn liên lạc, cứu hộ 714
      • Trung đoàn kỹ thuật 207
      • Trung đoàn công binh không quân 18
      • Các trung đoàn phòng không 1254, 1562, 1681 và 1975
  • Các đơn vị trực thuộc Phương diện quân:
    • Bộ binh:
      • Liên Xô: Sư đoàn bộ binh cận vệ 25 và Sư đoàn bộ binh 303
      • Nước ngoài: Sư đoàn bộ binh 1 (Romania) và Lữ đoàn bộ binh 1 (Nam Tư).
    • Pháo binh
      • Pháo hạng nặng: Lữ đoàn 202
      • Pháo chống tăng: Các lữ đoàn 2, 12, 22, 24 và 34
      • Súng cối: Các trung đoàn cận vệ 17, 47, 48, 57, 66, 80, 97, 302, 309, 324 và 328.
      • Phòng không: Các sư đoàn 9, 11, 26, 30; các trung đoàn cận vệ 225 và 272; các trung đoàn 622 và 1651.
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn xe tăng 23 gồm các lữ đoàn xe tăng 3, 39, 135; Lữ đoàn cơ giới 56; Trung đoàn pháo tự hành 1443; Tiểu đoàn moto 82; các trung đoàn pháo chống tăng 1501, 1669; Trung đoàn súng cối 457; Tiểu đoàn súng phun lửa tự hành 739; Trung đoàn phòng không 1697.
    • Không quân: Các trung đoàn vận tải, trinh sát 85 và 1001.
    • Công binh: Lữ đoàn công binh công trình 5, Lữ đoàn kỹ thuật 14, Lữ đoàn rà phá mìn 27; các lữ đoàn cầu phà 1 và 2; Lữ đoàn vận tải 8, các lữ đoàn làm đường 61 và 72.

Quân đội Romania

  • Tập đoàn quân Romania 1 do trung tướng Vasile Atanasiu chỉ huy. Biên chế gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 4:
      • Bộ binh: Các sư đoàn 2, 4, 11
      • Kỵ binh: Sư đoàn 1
    • Quân đoàn bộ binh 7:
      • Bộ binh: Sư đoàn tình nguyện 2 "Khor, Kloshka Shea Krishan", Sư đoàn bộ binh 2.
      • Kỵ binh: Trung đoàn 1 "Ion Luca Caragiale"
      • Pháo binh: Trung đoàn 1 (pháo hạng nặng).
      • Công binh: Trung đoàn xung kích 7.
  • Tập đoàn quân Romania 4 do trung tướng Gheorghe Avramescu chỉ huy. Biên chế gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 2:
      • Bộ binh: Sư đoàn tình nguyện 1 "Tudor Vladimirescu", các sư đoàn 8, 20
      • Kỵ binh: Trung đoàn 4 "Ion Luca Caragiale"
      • Pháo binh: Trung đoàn 2 (pháo hạng nặng)
      • Công binh: Trung đoàn xung kích 2
    • Quân đoàn sơn chiến: gồm các sư đoàn bộ binh 3, 6 và Sư đoàn sơn chiến 1
    • Quân đoàn bộ binh 6 gồm các sư đoàn bộ binh 7, 9, 21.
  • Quân đoàn không quân Romania 1

Tổng quân số 698.200 người, được trang bị 750 xe tăng và pháo tự hành, 10.200 đại bác và súng cối, 1.100 máy bay.

Kế hoạch

Kế hoạch Chiến dịch Debrecen nằm trong kế hoạch tổng thể hoạt động của quân đội Liên Xô trong mùa đông 1944-1945 tại Trung Âu, trong đó, trọng điểm là mặt trận Hungary do vị trí trung tâm vùng của nước này, tiếp giáp với Áo, Nam Tư, Romania, Tiệp Khắc, Slovakia và có nguồn dầu mỏ duy nhất còn lại mà Đức Quốc xã đang khai thác. Ban đầu, nguyên soái R. Ya. Malinovsky tổ chức các trận tấn công vỗ mặt của Tập đoàn quân 27 (Liên Xô) và Tập đoàn quân 4 (Romania) ở Turda; của Tập đoàn quân cận vệ 7 (Liên Xô) ở Turgu Muresh (Targu Mures); của Tập đoàn quân 40 ở Rodna. Tuy nhiên, cuộc tấn công này đã bị Tập đoàn quân 2 Hungary và Tập đoàn quân 8 (Đức), trong đó các sư đoàn xe tăng 3, 13, Sư đoàn cơ giới 19, các Quân đoàn bộ binh 29 và 72 (Đức) chặn đứng. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô nhận thấy ít có khả năng giành những bước ngoặt thuận lợi cho tình hình của Phương diện quân Ukraina 2 trên hướng Turda.[5]

Trong khi đó, tình hình cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 lại xuất hiện nhiều diễn biến khả quan. Do tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân 6 (Đức) và Tập đoàn quân 3 (Hungary) trên hướng Nam Debrecen yếu hơn nên đến giữa tháng 9 năm 1944, các tập đoàn quân 46, 53, xe tăng cận vệ 6 và Tập đoàn quân 1 (Romania) đã đánh chiếm Arad và Timisoara, tiến ra tuyến Petrovgrad (Belgrad) (Nam Tư), Mako, Salonta, phía Nam Oradia (Oradea) trên biên giới Romania - Hungary. STAVKA nhận thấy triển vọng tấn công của quân đội Liên Xô và Romania trên hướng này có thể tiến vào sau lưng cánh quân Đức - Hungary đang phòng ngự vững chắc tại khu vực Tây Transilvania. Trả lời bức điện của Đại bản doanh về triển vọng tấn công tại mặt trận Hungary, ngày 23 tháng 9, từ mặt trận sông Visla, Nguyên soái G. K. Zhukov nhận định:

Căn cứ vào tính chất địa hình và sự tổ chức bố trí của địch ở phía trước Malinovsky và Petrov, tôi cho rằng cần tập trung ngay tập đoàn quân của Kravchenko ở phía Bắc Arad làm nhiệm vụ đột kích vào Debrecen, tức là vào phía sau cánh quân chủ yếu của quân Hungary thì có lợi hơn. Chiếm được khu vực Debrecen, toàn bộ hệ thống phòng ngự chiến dịch của quân Hungary sẽ bị sụp đổ và chúng sẽ buộc phải nhanh chóng rút khỏi Cluj và Carpath. Cuộc tiến công vỗ mặt của Malinovsky sẽ dẫn tới những trận đánh kéo dài và tạo điều kiện cho địch trụ lại yên ổn ở khu vực Tisza
— G. K. Zhukov.[6]

Vì Phương diện quân Ukraina 2 tấn công trong điều kiện quân đội Đức Quốc xã và Hungary vẫn còn những lực lượng lớn đóng tại Đông Carpath cũng như Cụm tập đoàn quân F (Đức) tại Nam Tư lúc nào cũng có thể cơ động đến hướng Debrecen nên Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô yêu cầu cánh phải của Phương diện quân Ukraina 4 và cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1 phải có những hoạt động nhằm thu hút Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) và Tập đoàn quân 1 (Hungary) về hướng Bắc. Ở phía Nam, Phương diện quân Ukraina 3 phối hợp với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư cần mở các chiến dịch giam chân Cụm tập đoàn quân F (Đức) tại Nam Tư. Cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 tấn công trên hướng Debrecen (Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev, Tập đoàn quân 53 và Tập đoàn quân 1 (Romania) phải đặc biệt chú ý cảnh giới hai bên sườn.[7]

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Cụm Tập đoàn quân Nam (được tổ chức lại từ Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina) do thượng tướng Johann Friessner làm tư lệnh. Binh lực gồm có:[8]

  • Tập đoàn quân 6 (Đức) do trung tướng pháo binh Maximilian Fretter-Pico chỉ huy. Thành phần gồm có:[9]
    • Quân đoàn xe tăng 3 do thượng tướng Hermann Breith chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 3
      • Sư đoàn xe tăng 13
      • Sư đoàn xe tăng 23
      • Sư đoàn cơ giới xung kích "Feldhernhalle".
      • Sư đoàn bộ binh 46
    • Quân đoàn xe tăng 4 do thượng tướng Ulrich Kleemann chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 1 (Đức) của trung tướng Eberhard Thunert
      • Sư đoàn xe tăng 24 (Đức)
      • Sư đoàn xe tăng 2 (Hungary)
      • Cụm tác chiến sư đoàn kỵ binh 22 SS
    • Quân đoàn bộ binh 72 do trung tướng August Schmidt chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 76 (Đức) của trung tướng Siegfried von Rekowski
      • Sư đoàn bộ binh dự bị 4 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh dự bị 12 (Hungary)
      • Cụm tác chiến sư đoàn Siebenbuergen
    • Quân đoàn bộ binh 7 (Hungary). Trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 7 Hungary
      • Sư đoàn bộ binh 9 Hungary
      • Sư đoàn bộ binh 25 Hungary
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 2 Hungary
      • Lữ đoàn bộ binh sơn chiến 1 Hungary
      • Cụm tác chiến Von Kessel
  • Tập đoàn quân 8 (Đức) do trung tướng bộ binh Otto Wöhler chỉ huy. Thành phần gồm có:[9]
    • Quân đoàn bộ binh 29 (Đức) của tướng Kurt Röpke. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn kỵ binh 8 SS "Florian Geyer"
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 4.
      • Cụm tác chiến sư đoàn Winkler
      • Cụm tác chiến sư đoàn Schopper
      • Sư đoàn bộ binh 9 (Hungary)
    • Quân đoàn bộ binh 17 (Đức) của tướng Hans Kreysing. Trong biên chế gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 27 (Hungary).
      • Sư đoàn bộ binh xung kích 8 (Đức).
      • Sư đoàn bộ binh nhẹ 9 (Đức)
      • Lữ đoàn bộ binh biên phòng (Hungary)
      • Cụm tác chiến sư đoàn Rath
    • Quân đoàn bộ binh 9 (Hungary). Trong biên chế có:
      • Sư đoàn sơn chiến 3 (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh dự bị 2 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh 46 Hungary
      • Lữ đoàn bộ binh 9 Hungary
  • Tập đoàn quân 3 Hungary do trung tướng Heszlényi József chỉ huy. Thành phần gồm có:[9]
    • Quân đoàn xe tăng 57 của tướng Friedrich Kirchner. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 4 SS
      • Sư đoàn kỵ binh 1 Hungary
      • Sư đoàn bộ binh 20
    • Quân đoàn bộ binh 8 Hungary. Trong biên ché có:
      • Sư đoàn xe tăng 1 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh 23 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh dự bị 8 (Hungary)
  • Tập đoàn quân 2 Hungary do trung tướng Veress Lajos chỉ huy. Thành phần gồm có:[9]
    • Quân đoàn bộ binh 2 Hungary. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 15 (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 25 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh dự bị 7 (Hungary)
      • Lữ đoàn cơ giới 2 (Hungary)
  • Lực lượng dự bị trực thuộc cụm tập đoàn quân:
      • Sư đoàn cơ giới 10 (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 337 (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 6 (Hungary)

Một phần Cụm Tập đoàn quân F

Toàn bộ thành phần binh lực gồm 35 sư đoàn, 5 cụm tác chiến sư đoàn, 3 lữ đoàn, được trang bị 300 xe tăng và pháo tự hành, 3.500 đại bác và súng cối, 350 máy bay.

Kế hoạch

Thượng tướng Johann Friessner, chỉ huy Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) cho rằng, việc quân đội Liên Xô dừng lại tại khu vực Arad để mở các cuộc tấn công vào Turda là đã bỏ lỡ một cơ hội để mở đường vào Budapest. Tuy nhiên, một trong những lý do để quân đội Liên Xô tạm dừng tấn công trên hướng trực diện vào lãnh thổ Hungary là các cuộc đàm phán giữa phái đoàn của Hungary và phía Liên Xô tại Moskva đã tiến được khá xa. Trong khi đàm phán đang tiếp tục, quân đội Liên Xô chưa thể tổ chức các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Hungary nhằm không làm cho phía Hungary cảm thấy mình bị xúc phạm. Phương diện quân Ukraina 2 chỉ có thể cùng với các tập đoàn quân Romania tiếp tục các hoạt động quân sự tại Tây Transilvania để thu hồi nốt vùng lãnh thổ này cho Romania theo thỏa thuận giữa hai bên. Nắm được tình hình này, Bộ tham mưu Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã triển khai song song các hoạt động quân sự tại mặt trận đồng thời tổ chức đảo chính để phá vỡ các cuộc đàm phán Hungary - Liên Xô.[10]

Bộ Tổng tham mưu lục quân của quân đội Đức Quốc xã đặt yêu cầu phải giữ được Debrecen và tuyến sông Tisza. Đây là tuyến phòng thủ có vai trò như một tấm bình phong che chở cho Budapest. Tướng Johann Friessner bố trí Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) thành ba cụm phòng thủ trên ba hướng, tạo thành hai vành đai phòng thủ ở phía Đông Hungary. Cụm quân lớn nhất gồm các tập đoàn quân 6, 8 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungary) bố trí tại "chỗ lồi" Tây Transilvania có các trung tâm phòng ngự mạnh được bố trí tại Cluj, Oradea và Dej. Bên sườn phía Bắc là Tập đoàn quân 1 Hungary. Bên sườn phía Nam là Tập đoàn quân 3 (Hungary). Phía sau các đơn vị này là các cụm phòng thủ mạnh bố trí dọc theo sông Tisza. Kế hoạch phòng thủ cũng dự tính thu hút sự chi viện từ phía Nam của Cụm tập đoàn quân F (Đức) đang đóng tại Nam Tư. Tại mặt Bắc của "chỗ lồi" Tây Transilvania, tướng Johann Friessner hy vọng với Tập đoàn quân 1 (Hungary) và Quân đoàn 17 (Đức) gồm các đơn vị sơn chiến sẽ ngăn chặn được Phương diện quân Ukraina 4 (chỉ có 2 tập đoàn quân và 1 quân đoàn bộ binh). Sở chỉ huy chính của Cụm tập đoàn quân đặt tại Budapest. Sở chỉ huy tiền phương đặt tại thành phố Satu Mare.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Debrecen http://lazarus.elte.hu/hun/digkonyv/topo/200e/39-4... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://militera.lib.ru/h/samsonov2/18.html http://militera.lib.ru/h/sovtankv/12.html http://militera.lib.ru/h/tippelskirch/10.html http://militera.lib.ru/h/ww2_german/19.html http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/07.ht... http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/08.ht... http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/15.ht... http://militera.lib.ru/memo/german/skorzeny1/19.ht...